Trong ngành thủy hải sản, việc sử dụng đá lạnh để bảo quản và vận chuyển đã không còn trở nên xa lạ. Tuy nhiên việc sử dụng đá làm từ nước máy, nước sạch vẫn chứa nhiều rủi do. Trong nước sạch hay nước máy vẫn luôn tồn tại vi trùng, vi khuẩn hơn nữa cá mới đánh bắt cũng có vi khuẩn, vi trùng kí sinh nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng, giảm độ tươi ngon của cá trong quá trình vận chuyển.
Một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này đó là sử dụng đá làm từ nước HOCL. Nước HOCL sẽ giúp cá tươi ngon hơn đồng thời kiểm soát số lượng vi khuẩn trên bề mặt cá và trong quá trình tiếp xúc, vận chuyển.
Các cuộc kiểm tra đã được tiến hành và kết quả cho thấy cách làm này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây thối giữa cá và duy trì độ tươi của cá cũng như màu sắc, chất lượng cá trong thời gian dài hơn.
THỬ NGHIỆM
- Đá được làm bằng nước máy bình thường và đá được làm bằng nước HOCL (độ pH 6,3 nồng độ clo hiệu dụng 30mg / L) được đưa lên một tàu đánh cá.
- Cá sau khi được đánh bắt sẽ được bảo quản bằng 2 loại đá này
- Thời gian bảo quản trong vài ngày. Sau đó sự gia tăng/ giảm của vi khuẩn trên bề mặt cá và độ tươi ngon của cá sẽ được so sánh.
- Các loại cá thử nghiệm: cá tráp, cá thu và cá chuồn
- Vi khuẩn trên bề mặt cá mới được đánh bắt lên sẽ được kiểm nghiệm
QUY TRÌNH ĐÁNH BẮT VÀ BẢO QUẢN CÁ TƯƠI
- Ngày 1-3 / 7/2009
Cá mới được đánh bắt trên thuyền được cho vào bảo quản trong 1 thùng chứa đá làm bằng nước máy và 1 thùng chứa đá làm bằng nước HOCL
- 7:00 ngày 3 tháng 7
Các thùng cá được vận chuyển về cảng cá
- 8:30 Ngày 3 tháng 7
Cá về cảng được bảo quản trong thùng xốp và phủ một tấm vinyl lấp đầy đá lạnh
- 13:00 ngày 4 tháng 7
Các thùng cá được vận chuyển và bảo quản ở nơi tối và mát để kiểm tra
KẾT QUẢ
Kết quả vẽ đồ thị theo thời gian và sự thay đổi số lượng vi khuẩn của cá mục tiêu (cá tráp, cá thu, cá chuồn) như sau.
Tại thời điểm đánh bắt trên tàu, tổng số vi khuẩn trong các mẫu đặt trong nước đá làm bằng HOCL có tính axit cao hơn so với các mẫu đặt trong đá làm bằng nước máy, nhưng sau khi cập cảng, số liệu đã thay đổi. Có thể khẳng định rõ ràng hiệu quả diệt trừ vi khuẩn trên bề mặt. Trong mẫu được bảo quản lạnh trong 24 giờ sau đó, có thể thấy rằng vi khuẩn trong mẫu sử dụng đá làm bằng nước máy đã phát triển khoảng bốn lần, trong khi vi khuẩn trong nước đá làm bằng nước HOCL đã giảm xuống còn 1/4 ...
Sự thay đổi tổng số vi khuẩn trong cá thu
Đối với cá thu, số lượng vi khuẩn cao tại thời điểm đánh bắt. Tuy nhiên số lượng vi khuẩn trong đá sử dụng nước máy tăng gấp đôi sau khi bảo quản cá trong 24 giờ, trong khi số lượng vi khuẩn trong nước đá làm bằng HOCL giảm còn khoảng 1/3.
KẾT LUẬN
Qua thử nghiệm trên chúng ta thấy rằng dùng đá làm từ nước HOCL để bảo quản cá có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng, giảm số lượng vi khuẩn từ đóngăn chặn quá trình thối rữa giúp duy trì độ tươi ngon của cá trong thời gian lâu hơn.